Nghề dệt Thủ_công_nghiệp_Đại_Việt_thời_Mạc

Nghề dệt trên cơ sở các phường tại đô thị và những làng thủ công có từ đời trước đã phát triển mạnh hơn trong thời Mạc. Tại kinh thành Thăng Long có phường dệt, phượng lụa; tại nông thôn có làng La (Hà Đông), làng Bưởi. Các làng này tuy chưa tách hẳn khỏi nông nghiệp nhưng những đã là những địa phương lấy nghề dệt làm chức năng chủ yếu[5]. Nguyên liệu nghề dệt chủ yếu lấy từ tự nhiên, do đó xung quanh các làng dệt đã hình thành nhiều làng tơ tằm.

Sản phẩm ngành dệt rất đa dạng. Ngoài các sản phẩm bình dân phục vụ các tầng lớp dân còn có đồ cao cấp như gấm, the, lụa vàng, đũi, sa, là, nhung, lĩnh... dành cho vua chúa, quan lại và bán ra nước ngoài.

Trình độ nghệ dệt đã đạt tới kỹ thuật tinh xảo. Phương thức sản xuất chủ yếu là cá thể. Tuy đã hình thành các phường, hội nhưng chủ yếu là giúp đỡ nhau trong việc mua nguyên liệu và bán sản phẩm, chưa có thuê mướn nhân công và tổ chức cơ cấu thợ cả, thợ bạn... như sau này[6].